game hack online, hack game mobile
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
Display results as :
Advanced Search
Hơn 70% người Việt trẻ “thế hệ Z” dành hơn 3 giờ/ngày để xem video trực tuyến Percent_0
Latest topics
Hack 360mobi Mộng Hoàng Cung 2018Wed Nov 02, 2022 12:11 pmKhách viếng thăm
Hack Bóng Rổ Mobi 2018Sat Sep 21, 2019 5:53 pmngiyencongvan
Share Giftcode - Key game Overwatch 2019 freeThu Sep 12, 2019 11:56 pmJVgoc
Hack Giang Hồ Hiệp Khách LệnhThu Sep 05, 2019 5:08 pmKhách viếng thăm
Hack Ngôi Sao Thời Trang 2019Tue Sep 03, 2019 10:32 pmYukihappy03
giftcode đặc biệt Phong Vân VTC mobileSat Aug 31, 2019 9:15 amthachvuhoangchinh
mình có một vấn đềSat Aug 24, 2019 8:29 amKhách viếng thăm
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar

Top posting users this month
No user

Go down
avatar
Mai Xuân Trúc
Thành viên
Thành viên
Tổng số bài gửi : 28
Join date : 06/09/2018

Hơn 70% người Việt trẻ “thế hệ Z” dành hơn 3 giờ/ngày để xem video trực tuyến Empty Hơn 70% người Việt trẻ “thế hệ Z” dành hơn 3 giờ/ngày để xem video trực tuyến

Thu Sep 06, 2018 3:08 pm
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thế hệ này dường như đã sinh ra với kiến thức về công nghệ. Họ không cần khám phá và học hỏi sử dụng công nghệ như các thế hệ trước. Chưa kể, một số chuyên gia đã gọi thế hệ này là những “không bàn phím” khi smartphone bắt đầu ra đời từ năm 2007, những thiết bị khác như iPad, tablet ra đời năm 2010.
Hơn 70% người Việt trẻ “thế hệ Z” dành hơn 3 giờ/ngày để xem video trực tuyến The_he_z_di_dong
Dù được tiếp xúc với smartphone từ rất sớm nhưng việc sở hữu điện thoại di động vẫn là một niềm ao ước của thế hệ Z (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
[size]
Khác với các Millennial - những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến khoảng giữa những năm 1990, thế hệ Z là nhóm tuổi đầy tham vọng, nhiệt huyết, đang dần chứng minh được sức hút của mình cả về số lượng và tầm ảnh hưởng. Thế hệ này hiện chiếm khoảng 15% dân số Việt Nam, với mức chi tiêu trung bình khoảng 2,5 triệu đồng /tháng.
Dù được tiếp xúc với smartphone từ rất sớm nhưng việc sở hữu điện thoại di động vẫn là một niềm ao ước của thế hệ Z. Đối với họ, có một chiếc điện thoại mới được coi như một bước ngoặt quan trọng nhất trong đời, chỉ đứng sau việc đỗ tốt nghiệp và có bằng lái xe. Đây cũng là thế hệ sở hữu điện thoại sớm nhất. Hầu hết Gen Z có chiếc điện thoại đầu tiên khi mới 12 tuổi, trong khi đó ở Millenial là tuổi 20.
[/size]
Hơn 70% người Việt trẻ “thế hệ Z” dành hơn 3 giờ/ngày để xem video trực tuyến Appota_0
[size]
Nghiên cứu của Appota về thế hệ Z chỉ ra rằng, màn hình smartphone chính là vật thân thiết nhất với thế hệ này khi có tới 78% sử dụng smartphone. Bên cạnh đó, các thiết bị công nghệ khác được thế hệ Z sử dụng nhiều nhất là Laptop, TV, máy chơi game và Máy tính bảng. “Vì thế bất kỳ công ty nào muốn tương tác tốt với tập khách hàng này đều phải cần phát triển các trang web, video, hình ảnh, ứng dụng… tương thích với điện thoại di động”, Appota khuyến nghị.
Khảo sát của Appota cũng cho thấy, video trực tuyến chính là nội dung được thế hệ Z dành nhiều thời gian hơn cả trên mobile. Cụ thể, có tới 71% người Việt trẻ thế hệ Z dành hơn 3 giờ mỗi ngày để xem video trực tuyến, theo sau là các hoạt động như nhắn tin, mạng xã hội và chơi game. Do vậy, có thể thấy video clip chính là cách dễ dàng nhất mà các nhãn hàng có thể “giao tiếp” với thế hệ Z.
[/size]
Hơn 70% người Việt trẻ “thế hệ Z” dành hơn 3 giờ/ngày để xem video trực tuyến Appota_1

"GenZ cũng cũng ưa thích việc giao tiếp qua tin nhắn hơn là gặp mặt trực tiếp. 50% lựa chọn nhắn tin trong đó chỉ 30% muốn gặp gỡ trực tiếp. Đặc biệt, cứ 3 trong số 10 thanh thiếu niên cho biết họ nhắn tin ngay cả với những người đang ở ngay cạnh mình”, Appota thông tin.
Không những thế, trong khi thế hệ Millennial bắt đầu sử dụng các emoji và sticker để biểu hiện cảm xúc theo sau ngôn ngữ thì thế hệ Z rất ưa chuộng hình thức giao tiếp này và thường xuyên bày tỏ cảm xúc của mình qua các biểu tượng đó, hơn là sử dụng ngôn từ thông thường.
Với đặc điểm này của thế hệ Z, Appota cho rằng các nhãn hàng có thể lồng ghép thương hiệu của mình vào những icon phù hợp trên một số nền tảng để dễ dàng tác động đến tập khách hàng này.
Hơn 70% người Việt trẻ “thế hệ Z” dành hơn 3 giờ/ngày để xem video trực tuyến Appota_2
Thế hệ Z cực kỳ ưa chuộng hình thức giao tiếp này và thường xuyên bày tỏ cảm xúc của mình qua các emoji và sticker, hơn là sử dụng ngôn từ thông thường.
[size]
Ngoài ra, thế hệ Z cũng sẽ là tập khách hàng tiềm năng mua hàng trực tuyến khi có đến 68% mua sắm online. Hiện tại, tỉ lệ mua hàng trực tuyến của thế hệ Z chỉ đứng sau Millennials (89%). Thế nhưng khác với Millennials, thế hệ Z sử dụng smartphone để mua hàng trực tuyến khá cao, đạt tới 53%, trong khi tỷ lệ này ở thế hệ Millennials chỉ là 43%.
Và theo Appota, những con số này chắc chắn sẽ khiến nhiều nhãn hàng thay đổi một số hình thức bán hàng trực tuyến của đơn vị mình, tối ưu việc mua sắm trên điện thoại nhiều hơn, các thiết kế và tính năng phù hợp hơn với trải nghiệm trên smartphone của khách hàng.
[/size]
Hơn 70% người Việt trẻ “thế hệ Z” dành hơn 3 giờ/ngày để xem video trực tuyến Appota_3
[size]
Kết quả nghiên cứu của Appota về thế hệ Z còn cho thấy, thế hệ này cho rằng quảng cáo có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của họ về một sản phẩm “cool” ngầu. Ngoài ra, họ là thế hệ tạo ra trend (xu hướng) chứ không phải là những người “chạy theo trend”. “Gen Z là những người chú trọng tới nội dung.
55% Gen Z có xu hướng theo dõi page của một thương hiệu nếu trên đó đăng những cập nhật tin tức thú vị. Họ không muốn bị làm phiền dù chỉ 30 giây nhưng sẵn sàng bỏ ra 30 phút cho một câu chuyện hay. Họ chịu tác động lớn từ nội dung chứ không phải nền tảng hay công cụ”, đại diện Appota nhận xét.
[/size]
Hơn 70% người Việt trẻ “thế hệ Z” dành hơn 3 giờ/ngày để xem video trực tuyến Appota_4
[size]
Một điểm đáng chú ý nữa về thế hệ Z là thế hệ này mặc dù sử dụng nhiều mạng xã hội nhưng lại chú trọng sự riêng tư, bảo mật. Họ dần chuyển sang sử dụng những mạng xã hội kín hơn Facebook như Snapchat, Whisper, Instagram. Theo đó, thế hệ Z đặc biệt nhanh nhạy với thông tin, coi trọng kiến thức, sự truyền cảm hứng và khả năng kết nối. Họ ngày càng đặt kỳ vọng cao vào các thương hiệu mình lựa chọn.
Vì vậy, để thu hút sự chú ý của thế hệ Z, Appota cho rằng các nhà quảng cáo nên cung cấp những sản phẩm chiến dịch truyền thông được đầu tư ky lưỡng về mặt hình ảnh cũng như nội dung, biết kết hợp linh hoạt yếu tố giải trí với những thông điệp đơn giản mà giàu tính nhân văn.[/size]
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết